Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Bank teller là gì? Những thông tin cần biết về giao dịch viên ngân hàng.

Nếu bạn đã từng 1 lần đến giao dịch Ngân hàng bất kỳ, chắc hẳn bạn đã được tiếp xúc với 1 trong những đội ngũ xinh đẹp nhất hệ thống Ngân hàng, đó chính là Giao dịch viên.

Với sự ra đời của nhiều ngân hàng như hiện nay, việc cạnh tranh để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ là điều cực kỳ quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc các chính sách của ngân hàng phải ngày càng được cải thiện hơn. Đội ngũ cũng cần phải chuyên nghiệp và tận tình với khách hàng.

Vậy Bank Teller là gì? Những thông tin liên quan đến giao dịch viên ngân hàng này sẽ cùng Vayzi tìm hiểu them những thông tin chi tiết về nó nhé.

Xem thêm:

- Lãi suất vay tín chấp VPBank là bao nhiêu?
Western Union là gì? Thủ tục giao dịch bằng Western Union như thế nào

Bank teller là gì? Những giao dịch viên này thường làm công việc gì?

Khái niệm Bank teller

Bank teller – giao dịch viên ngân hàng là những người làm công việc giao dịch trực tiếp với khách hàng tại các nhà băng. Hoặc cũng có thể là các nhân viên giao dịch ở các công ty tài chính, những người làm công việc thu ngân hoặc đại diện cho khách hàng và đối tác làm ăn khác.

Bank teller thường là những người có kinh nghiệm trong quản lý tiền bạc và phải có bằng cấp đầy đủ có liên quan đến ngành nghề hoặc hoạt động nghề nghiệp thực tiễn của bản thân. Các Bank teller được xem là người đầu tiên mang đến thành công trong việc kinh doanh của các ngân hàng bởi họ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

Nhiệm vụ của Bank Teller là gì trong hoạt động của Ngân hàng?

Đừng nghĩ đơn giản Giao dịch viên (Bank Teller) chỉ có nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn khách hàng thôi nhé, ngoài ra còn nhiều nhiệm vụ khác nữa.

Tiếp nhận thông tin yêu cầu của Khách hàng

Đây chắc chắc là nhiệm vụ đầu tiên của Bank Teller rồi, bất kỳ khách hàng đến Ngân hàng với mục đích gì, dù là gửi tiền, khiếu nại, đăng ký vay thì củng phải gặp Giao dịch viên đầu tiên. Củng vì thế mà các ngân hàng thường tuyển vị trí giao dịch viên có ngoại hình, giọng nói tốt, có khả năng giao tiếp củng như tính kiên nhẫn, thân thiện với khách hàng.

Ngoài ra, giao dịch viên củng cần có kiến thức chuyên môn, tìm hiểu tâm lý để biết khách hàng cần gì?

Hỗ trợ hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch

Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng thì tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch là điều tiếp theo mà một Bank Teller cần thực hiện. Cụ thể bao gồm:

  • Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm củng như khai thác tiềm năng khách hàng
  • Dựa trên nhu cầu của khách hàng, tư vấn các sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất.
  • Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy như: tư vấn chính sách, chương trình khuyến mãi của dịch vụ. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đến thực hiện giao dịch.
  • Tiếp nhận và giải đáp, xử lý các khiếu nại từ khách hàng trong phạm vi thẩm quyền của vị trí giao dịch viên. Cam kết đảm bảo bí mật thông tin, xử lý khiếu nại dựa trên quyền lợi của khách hàng và uy tín của ngân hàng.

Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Một Bank Teller ngoài nghiệp vụ chuyên môn của mình cũng cần phải giao tiếp tốt với khách hàng. Họ không khác gì những nhân viên chăm sóc khách hàng trong các lĩnh vực khác. Duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng trung thành sẽ quyết định tới việc họ có sử dụng dịch vụ của ngân hàng nữa hay không. Đây cũng là một cách xây dựng lòng tin và tạo thiện cảm với khách hàng mà bất kỳ Bank Teller cần có.

Bank Teller cần có những kỹ năng gì?

Điều đầu tiên cần có với một bank teller chính là kỹ năng chuyên môn tài chính ngân hàng.

  • Ứng viên cần có bằng cấp chuyên môn liên quan tài chính ngân hàng chủ yếu trình độ đại học
  • Kinh nghiệm làm việc được ưu tiên khi ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên. Những ứng viên này sẽ hòa nhập và thực hiện công việc nhanh hơn so với các bạn sinh viên mới ra trường. Với sinh viên mới ra trường cần tích lũy và thực hành nhiều hơn để có thể bắt kịp với công việc.
  • Chịu được áp lực công việc hàng ngày, có khả năng sắp xếp công việc.
  • Quan trọng nhất là tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Với đặc thù công việc liên quan tới con số, việc sai sót và cẩu thả khi thực hiện giao dịch có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn.
  • Có tính cách nhã nhặn, thuyết phục và lắng nghe khách hàng. Sẵn sàng ứng biến trong mọi trường hợp có thể xảy ra.

Bank Teller có những cơ hội và quá trình thăng tiến ra làm sao?

Có thể thấy Bank Teller quả thực là công việc áp lực đòi hỏi ứng viên phải có đầy đủ kỹ năng nghề nghiêp. Tuy nhiên cơ hội nghề nghiệp cũng không hề nhỏ.

  • Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tiếp xúc với những giao dịch viên có kinh nghiệm sẽ giúp nghiệp vụ của các bạn tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra môi trường khá cởi mở và hòa đồng.
  • Cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân. Trở thành Giao dịch viên ngân hàng sẽ giúp bạn có cơ hội rèn luyện khả năng giao tiếp và thấu hiểu khách hàng.
  • Chế độ lương, thưởng với giao dịch viên khá ổn định so với các công việc khác. Đã có thời trở thành giao dịch viên là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp chuyên ngành.
  • Có khả năng thăng tiến, phát triển sự nghiệp của bản thân lên các vị trí cao hơn trong ngân hàng. Thậm chí với những kỹ năng tích lũy trong quá trình làm việc còn giúp bạn dễ dàng thích nghi được trong các công việc khác.

Cơ hội thăng tiến

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên bạn sẽ làm Bank teller đúng nghĩa
  • Từ 2 – 3 năm bạn có thể trở thành kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm bạn có thể trở thành Trưởng/phó phòng dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm bạn có thể trở thành Phó giám đốc vận hành
  • Từ 7 – 9 năm bạn có thể trở thành Giám đốc chi nhánh
  • Nếu trên 9 năm bạn có thể làm các vị trí quản lý cao hơn.

Bank Teller cần trang bị đủ các kiến thức nghiệp vụ

Đối với vị trí Bank Teller, kiến thức nghiệp vụ được thể hiện qua kinh nghiệm làm việc củng như bằng cấp chuyên môn. Kiến thức nghiệp vụ tốt hay không được thể hiện qua:

  • Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngân hàng, kế toán tài chính
  • Kiến thức về thị trường, tâm lý khách hàng, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng
  • Kiến thức chuyên môn về: sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng

Phẩm chất để tạo nên một Bank Teller xuất sắc

Đã có “tài” thì cần phải thêm “đức” để tạo nên một giao dịch viên xuất sắc. Các phẩm chất tạo nên một Bank Teller nổi bật có thể kể đến ngoại hình; tính cẩn thận, tỉ mỉ; sự hòa đồng trong các mối quan hệ và hoạt bát trong giao tiếp; biết lắng nghe người khác, kiểm soát cảm xúc cá nhân tốt; biết ngoại ngữ là một ưu điểm giúp bạn trở thành một Giao dịch viên tốt.

Những Áp lực của 1 vị trí Giao dịch viên Ngân hàng

2 rủi ro sẽ phải gặp khi là một giao dịch viên

1. Đền bù thiệt hại bằng tiền lương

Hàng ngày, giao dịch viên sẽ phải gặp gỡ và hạch toán cho rất nhiều khách hàng với số tiền có thể lên đến hàng tỷ đồng. Hơn nữa, với áp lực về thời gian như đã đề cập bên trên, chính điều này đã làm tăng thêm nguy cơ chênh lệch tiền vào cuối ngày.

Đối với mỗi giao dịch, một biên lai về việc nhận tiền và gửi tiền sẽ được xuất. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải cân đối số tiền trên biên lai và số tiền mặt. Sau đó, bộ phận kiểm tra của ngân hàng sẽ xem xét đánh giá. Nếu phát hiện thấy số tiền không cân đối, bạn sẽ bị khiển trách bằng một vài lời cảnh báo và đền bù thiệt hại bằng lương của mình.

Thế nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc số tiền chênh lệch lớn, khả năng bạn bị nghỉ việc là rất cao.

2. Pháp lý

Thực tế hiện nay, một vài ngân hàng linh động cho nhân viên đến tận nhà khách hàng nhận tiền khi số tiền gửi lớn.

Tuy nhiên theo nhận định, mặc dù trước đó nhân viên sẽ phải chuẩn bị đầy đủ dấu, chữ ký của các bộ phận và đã được cấp trên thông qua nhưng đây là việc làm trái pháp lý vì đã tạo một hồ sơ khống trên hệ thống.

Bên cạnh đó, bạn sẽ buộc phải nghe lời cấp trên thực hiện một số việc linh động để có lợi cho ngân hàng nhưng điều này cũng trái với quy định của pháp luật. Nếu không làm theo, nguy cơ bị sa thải là rất cao. Nhưng nếu thực hiện và xảy ra bất trắc, bạn sẽ khó tránh khỏi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như Huỳnh Thị Huyền Như – ngân hàng Vietinbank hay Lê Minh Hằng – ngân hàng Oceanbank.

Kết.

Việc trở thành 1 giao dịch viên chuyên nghiệp phải qua các khâu đào tạo chuyên nghiệp và rất khắt khe, chính vì điều này những cơ hội nghề nghiệp kiểm này sẽ giúp bạn trong quá trình thăng tiến và tiến xa hơn.

Như vậy Vayzi đã tổng hợp lại những ý chính 1 giao dịch viên cần làm, Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngân hàng thì hãy tìm hiểu sơ qua những thông tin liên quan đến Bank Teller là gì? Chúc bạn tìm đc những thông tin hữu ích từ bài viết này.

Thông tin được biên tập bởi: Vayzi.com

The post Bank teller là gì? Những thông tin cần biết về giao dịch viên ngân hàng. appeared first on Vayzi.com.

Xem thêm tại Vayzi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét