Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Thanh khoản là gì? Những ý nghĩa của thanh khoản tài chính

Tài chính, kinh doanh, hay làm cái gì đụng đến tiền và tính thanh khoản của tiền trong giao dịch và tài chính đều có 1 ý nghĩa rất là lớn trong vấn đề tài chính cũng như tài sản của doanh nghiệp, Những vẫn đề liên qua đến thanh khoản sẽ được Vayzi cùng bạn tìm hiểu với những thông tin khách nhau ở dưới đây nhé.

Xem thêm: Top ngân hàng cho vay trả góp tốt nhất
Xem thêm: Ngân hàng cho vay tiền nhanh trong ngày

Thanh khoản là gì

Thanh khoản là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản tiếng anh gọi là Liquidity, chỉ mức độ lưu động (hay còn gọi là tính lỏng) của một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Thanh khoản hay tính thanh khoản, tính lỏng đều giống nhau, đây là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính chỉ mức độ lưu động của một tài sản hay sản phẩm bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà không ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của nó.

Hay nói cách khác thanh khoản là thuật ngữ được dùng chủ yếu để nói về khả năng chuyển đổi một tài sản nào đó thành tiền mặt

Tính thanh khoản ngân hàng

Với những mô hình thức thanh khoản thấp, khả năng thanh khoản không có nhiều đa phần là không được công khai, nếu như bạn có ý định đầu tư hoặc có ý đinh làm gì cũng cần phải lưu ý về vấn đề này

Tính thanh khoản có ý nghĩa gì?

Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của một tài sản/thị trường:

  • Tài sản ngắn hạn/lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường. 
  • Thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao

2. Những loại hình thanh khoản trong giao dịch

Tính thanh khoản thường được xếp hạng từ cao đến thấp trong kế toán dựa theo tài sản ngắn hạn/lưu động, cụ thể như sau:

  • 1. Tiền mặt,
  • 2. Đầu tư ngắn hạn
  • 3. Khoản phải thu
  • 4. Ứng trước ngắn hạn
  • 5. Hàng tồn kho.

Thanh khoản là gì

Tại sao tiền mặt lại có tính thanh khoản cao nhất? Vì đây là tài sản luôn được sử dụng để thanh toán, lưu thông trên thị trường và tích trữ.

Bên cạnh đó, chứng khoán củng được xem là tài sản có tính thanh khoản.

3. Vai trò của tính thanh khoản bao gồm những yếu tố nào?

 1 Phân không thể thiếu trong doanh nghiệp hoặc giao dịch cần phải có tính thanh khoản cao, những yêu tố thanh khoản phải đảm bảo an toàn cũng như mang tính không có rủi ro, như vậy toàn bộ tài sản đều có tính thanh khoản là 1 yêu tố cực kì quan trọng.

Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro

Các sản phẩm chẳng hạn như: vàng, bất động sản hay bảo hiểm,… đều có mối quan hệ liên thông với nhau trên thị trường. Tức khi thị trường biến động đều thì sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, từ đó gây nên rủi ro thanh khoản.

Thanh khoản nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực tài chính.

Do đó, khi bạn lựa chọn chứng khoán để đầu tư, thì ngân hàng hay các nhà đầu tư cần phải xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây chính là cách để bạn có thể tránh được các rủi ro từ chứng khoán, đồng thời, phòng ngừa được khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán đi.

Ngoài ra, để hạn chế được những rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư cũng nên tìm cách phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp nhất.

3.1 Bảo vệ quyền lợi Win Win cho khách hàng

Thông thường một thị trường có thanh khoản cao sẽ luôn đảm bảo vệ mặt công băng trong giao dịch. Tất nhiên điều này không khó lý giải.

Bởi vì thanh khoản cao có nghĩa là cặp tiền đang rất dễ mua hoặc bán, lúc này thị trường mua bán nhộn nhịp, sôi nổi hơn với nhiều người sẵn sàng mua bán.

Trong  một thị trường nhộn nhịp như vậy cả bên mua và bán đều có thể giao dịch với mức giá lý tưởng. Hay nói cách khác là thuận mua vừa bán cả 2 bên đều có lợi.

Chính điều này đã tạo nên thị trường mua bán cân bằng và bảo vệ tốt quyền lợi cho cả những người tham gia.

3.2 Ổn định thị trường

Vai trò thanh khoản là gì? Đó chính là tạo nên một thị trường ổn định. Đối với dân giao dịch thì điều đáng lo ngại nhất chính là lúc thị trường biến động sắc đỏ xanh lẫn lộn. Thậm chí càng đáng sợ hơn khi thanh khoản yếu, “cá mập” có khả năng thao túng giá từ vị thế khổng lồ của họ. 

Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản

Tuy nhiên khi thanh khoản cao thì điều này hoàn toàn không xảy ra. Vì lúc này khối lượng giao dịch thị trường rất lớn.

Thật sự rất khó để cá nhân, tổ chức hay một lệnh giao dịch lớn từ “cá mập” có thể làm biến động thị trường. Hay nói cách khác nếu có nhúng tay vào thì cũng chỉ là giọt nước rơi vào hồ nước lớn.

3.3 Thời gian giao dịch nhanh hơn

Lợi ích này phản ánh tương đối rõ ràng giữa thị trường. Bởi ở một thị trường có kẻ bán, người mua nô nức thì thời gian khớp lệnh sẽ được đảm bảo hơn.

Mọi quá trình đa phần đều sẽ nhanh chóng và thoải mái hơn rất nhiều mà đây lại là yếu tố cực kỳ quan trọng khi cặp tiền có khả năng biến động với nhịp độ giao dịch nhanh.

3.4 Tăng độ chính xác cho phân tích kỹ thuật

Các chuyên gia cho rằng khi thanh khoản cao thì khả năng phán đoán kỹ thuật sẽ chuẩn xác nhiều. Vì khối lượng giao dịch lớn có thể làm số lượng dữ liệu tạo ra lớn.

Thế nhưng lập luận này mang tính chất tương đối, hơn nữa còn có nhiều ý kiến tranh cãi chưa thực sự rõ ràng.

4. Lý do dẫn đến việc thanh khoản bất lợi có tính rủi ro cao?

Sự thay đổi về lãi suất quá nhiều hoặc đột ngột

Đây là một trong những nguyên nhân cần phải nói đến. Sự thay đổi về lãi suất, đặc biệt là các khoản lãi suất tiền gửi. Khi lãi suất tăng thì một số người sẽ rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào những nơi có tỷ suất sinh ra lợi nhuận cao hơn.

Lúc này, các khách hàng vay tiền sẽ bị trị hoàn về yêu cầu vay vốn và sẽ tiếp cận đến các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền. Cả hai sẽ đều bị tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị thị trường, các tài sản ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản. Đồng thời còn trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.

Khi Ngân hàng vay mượn quá nhiều:

Khi ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi hay quỹ dự trữ từ các tổ chức tài chính, cá nhân sau đó chuyển thành tài sản đầu tư có hạn. Khi đó, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng về thời hạn giữa sử dụng vốn và nguồn vốn. Rất ít trường hợp luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư có thể cân bằng chính xác với luồng tiền đang chi ra để giúp trang trải cho các nguồn vốn huy động trước đây.

Các thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Khi bị mất tính thanh khoản, các ngân hàng sẽ phải chịu một số thiệt hại như sau:

  • Phải chạy đua để huy động vốn. Bởi để đảm bảo cung ứng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản thì ngân hàng sẽ phải phải huy động vốn với lãi suất rất cao. Điều này có nghĩa khi lãi suất huy động cao thì buộc lãi suất cấp tín dụng sẽ cao lên và khó có thể cho vay.
  • Ngân hàng sẽ bị lỗ khi phải trả lãi suất huy động nhưng lại không thể cho vay.
  • Ngân hàng mất tính thanh khoản không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi. Từ đó sẽ gây mất niềm tin của người gửi tiền, thậm chí các giao dịch liên ngân hàng. 
  • Đồng thời ngân hàng cũng sẽ không đáp ứng được các nhu cầu giải ngân cho các khoản vay tín dụng.

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Trong phạm vi vĩ mô đối với nền kinh tế, khi ngân hàng bị mất tính thanh khoản sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến vấn đề như: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội… 

  • Ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đầu tư. Một khi lãi suất tiền gửi tăng thì nguồn tiền sẽ tập trung gửi vào ngân hàng. Lúc này làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn.
  • Lãi suất cấp tín dụng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến giá cả tăng, giảm quy mô đầu tư và từ đó dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
  • Đời sống của nhân dân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi giá cả ngày một tăng lên.

NGÂN HÀNG CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN?

Quản lý rủi ro thanh khoản cần đến từ cả Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại, cụ thể như sau.

Đối với Ngân hàng nhà nước

Áp dụng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở đối với các Ngân hàng lớn
  • Hỗ trợ thông qua các công cụ tái cấp vốn đối với các Ngân hàng nhỏ

Đối với Ngân hàng thương mại

Không được chạy theo lợi nhuận mà giảm lãi suất tiết kiệm, tăng lãi vay bất chấp các rủi ro. Tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng nhà nước.

Cơ cấu lại quá trình huy động nguồn vốn và cho vay. Kiểm tra và cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn.

Thanh khoản là gì

Có những quy định cụ thể đối với trường hợp hỗ trợ cho vay với các lĩnh vực chứa nhiều rủi ro như BĐS, vay tín chấp tiêu dùng, chứng khoán…

Thực hiện thật tốt các biện pháp hạn chế rủi ro chẳng hạn như rủi ro về kỳ hạn….

kết.

Nhìn chung tính thanh khoản còn phụ thuộc vào nhà cầm quân quảng trị thật chắc chắn cũng như những thông tin phải thật kỹ lưỡng nếu không nắm rõ được bản chất vấn để, mất thanh khoản sẽ gây ra những thiệt hại tài chính vô cùng nặng nề.

Bài viết trên của Vayzi được tham khảo từ nhiều nguồn, người đọc có thể đọc thêm từ những trang báo lớn để xác định về vấn đề này 1 cách kĩ lưỡng hơn về tính thanh khoản này.

Xem thêm tại Vayzi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét